Kinh tế thị trường sẽ bị thay thế bởi chủ nghĩa tư bản nhà nước?

Sự thành công của Trung Quốc và các tập đoàn nhà nước hùng mạnh như Gazprom của Nga hay China Mobile của Trung Quốc là minh chứng hùng hồn về sự nổi lên của chủ nghĩa tư bản nhà nước.

Ngày 26/12/1992, một năm sau khi Liên minh Xô Viết sụp đổ và nước Nga chuyển sang mô hình chủ nghĩa tư bản kiểu Mỹ, tờ Economist đã có bài viết cho rằng cả thế giới đã thống nhất không có mô hình nào có thể thay thế chủ nghĩa tư bản dựa trên thị trường tự do.

Kể từ khi xuất hiện vào giữa thế kỷ 19, Economist đã trở thành kênh tuyên truyền hệ tư tưởng thị trường tự do mà nổi bật là lý thuyết bàn tay vô hình và nhiều thứ khác. Tuy nhiên, trong một báo cáo đặc biệt về chủ nghĩa tư bản nhà nước (state capitalism) được đưa ra hồi tháng 1 vừa qua, Economist đã phải thú nhận rằng “chiến thắng vẻ vang của thị trường tự do đã đến lúc phải chấm dứt.”  Tiếp tục đọc

Nổ một đường ống dẫn 1/4 lượng dầu xuất khẩu của Iraq

Vụ nổ xảy ra lúc 11 giờ tối (21 giờ GMT) hôm 20/7 ở thị trấn Midyat của tỉnh Mardin, gần biên giới với Syria.

Đường ống dẫn dầu Kirkuk-Ceyhan nổ hôm 20/7 này có nhiệm vụ vận chuyển khoảng 1/4 lượng dầu xuất khẩu của Iraq.

Reuters dẫn các nguồn tin an ninh cho biết lính cứu hỏa ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ phải “vật lộn” với đám cháy bùng lên ở đường ống Kirkuk-Ceyhan.

Các quan chức cho rằng đứng sau vụ tấn công trên là Đảng Công nhân người Kurd (PKK), một nhóm ly khai người Kurd từng tuyên bố tiến hành các vụ tấn công nhằm vào đường ống dẫn dầu dài 960km này.

Trang web của hãng tin Firat vốn có quan hệ với PKK cũng nói rằng nhóm ly khai này đứng đằng sau vụ tấn công nói trên.

Vietnam+

“Đã đến thời điểm mua USD”

Nhà đầu tư nên quên đi những kỳ vọng về QE3 của Fed và tập trung vào đồng USD bởi vì sự phục hồi ì ạch của kinh tế Mỹ và rắc rối nợ công ngày càng phức tạp ở khu vực đồng euro.

Đó là lời khuyên của John Taylor, chủ tịch FX Concepts LLC – một trong những quỹ phòng hộ ngoại hối lớn nhất thế giới.

Ông cho rằng kỳ vọng QE3 sẽ làm suy yếu đồng USD giống như hai chương trình QE trước là sai lầm, bởi vì thanh khoản dư thừa được Fed tạo ra không có khả năng biến thành những khoản vay.

“Fed không thể thực sự bơm tiền vào nền kinh tế mà chính các nhà băng mới phải làm điều đó. Vì thế, QE3 sẽ không mang đến sự tràn ngập thanh khoản USD và làm đồng USD suy yếu”. Tiếp tục đọc

Giá hàng hóa thế giới tăng mạnh nhất 2 tháng do kỳ vọng kích thích kinh tế mới

oilThị trường hàng hóa phiên ngày 3/7 tăng giá, với dầu thô dẫn đầu danh sách các mặt hàng tăng giá mạnh nhất.

Chỉ số Thomson Reuters-Jefferies CRB đo lường 19 loại hàng hóa tăng 3%, cao nhất gần 8 tuần qua. Chỉ trong 3 phiên vừa qua, chỉ số này đã tăng tổng cộng 7,7%, mức tăng kỷ lục trong vòng 3 ngày. Tính trong năm, chỉ số này giảm 4%.

Dầu thô dẫn đầu danh sách tăng điểm. Dầu giao tháng 8 tại New York tăng 5% lên đóng cửa ở 87,66 USD/thùng. Phiên cuối tuần trước, dầu thô cũng đã có phiên tăng kỷ lục 9,4%. Dầu Brent tại London tăng 3% lên đóng cửa ở 100,68 USD/thùng.

Trên sàn Comex, giá vàng giao tháng 8 tăng 24,1 USD lên 1.621,8 USD/ounce. Tiếp tục đọc

IMF hạ dự báo kinh tế Mỹ

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ngày 3/7 đã giảm dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ và cảnh báo chính quyền Obam lên kế hoạch cắt thâm hụt quá nhanh.

Theo IMF, kinh tế Mỹ hiện đang chịu đe dọa từ chương trình “Vách đá tài chính” bao gồm cắt giảm chi tiêu và tăng thuế sẽ được thực hiện vào đầu năm sau cũng như ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro (Eurozone) đang diễn tiến tồi tệ hơn.

IMF dự báo, kinh tế Mỹ sẽ tăng trưởng 2% năm 2012, giảm 0,1% so mới mức dự báo hồi tháng 4. Tổ chức này cũng cảnh báo triển vọng kinh tế Mỹ không mấy sáng sủa do tác động từ cả trong nước và quốc tế. Tiếp tục đọc

Kinh tế toàn cầu đang đi xuống do những dấu hiệu thiếu lạc quan từ châu Âu và Mỹ

bernakieViệc châu Âu và Mỹ rơi vào vòng luẩn quẩn đã khiến kinh tế thế giới điêu đứng trong thời gian dài.

Cuộc họp thượng đỉnh châu Âu đã đưa ra được những biện pháp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng ở khu vực. Tuy nhiên, khi nhìn nhận vào thực tế thì mọi chuyện lại khác. Ngoại trừ Hi Lạp không có khả năng tự chủ và sẵn sang ra đi vào bất cứ lúc nào thì bên cạnh đó, hàng loạt các nước khác đang dần rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Đến nay đã có 5 nước eurozone xin cứu trợ tài chính gồm Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha và Síp. Nhưng động thái cứu trợ này dường như không mang lại hiệu quả như mong muốn khi tốc độ lây lan của cuộc khủng hoảng đang tăng lên, chực chờ và đe dọa các quốc gia thành viên khác. Ngoài 5 quốc gia đã được cứu trợ thì hầu hết các quốc gia còn lại trở lên khó khăn hơn do chi phí đắt đỏ hơn. Cụ thể là Bỉ và Slovenia đang lên tiếng cầu cứu ngân hàng trung ương châu Âu. Tiếp tục đọc